Đất đã cho khởi kiện đòi lại

dat-da-cho-co-doi-lai-dcBác tôi có thửa đất sang nhượng từ năm 1983 , sau mấy năm sử dụng do canh tác không hiệu quả nên về quê sinh sống và giao lại cho người con trông coi , sau này mới biết được anh ấy đã bán cho người khác và họ đã có QSDĐ , giờ Bác tôi muốn kiện đòi lại đất , nhưng nghe nói phải chứng minh nguồn gốc đất, trong khi đó Bác tôi đã làm mất giấy tay mua bán thời trước, cũng chưa đăng ký sử dụng đất , hỏi chúng tôi làm giấy nhờ một số người thân quen xác nhận , hỏi liệu như vậy có đủ pháp lý để kiện chưa ?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn nhà đất tốt nhất như sau:

Thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đầy đủ nên khó có thể tư vấn chi tiết được, nhưng chúng tôi gợi ý các vấn đề sau đây bạn có thể tham khảo:

Việc Bác của bạn giao đất cho người con trông coi có kèm theo giấy tờ gì không? Bác của bạn giao vào thời điểm nào? Thời điểm người con chuyển nhượng đất cho người khác là khi nào? Vì khi người mua đất của Bác bạn nếu đã xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tức là việc mua bán của họ là hợp lệ. Việc Bác của bạn muốn khởi kiện phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.

" Điều 161, Nghị Định 181/2004/ NĐ - CP, căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra.

2. Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập gồm có:

a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã phường, thị trấn;

c) Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc đối với khu vực nông thôn;

d) Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;

đ) Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.

3. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.

4. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.

5. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước.

6. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất."

Trường hợp bạn hỏi để chứng minh nguồn gốc đất thì cần thực hiện trình tự sau;

Đối với những trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ giao đất, để xác minh nguồn gốc sử dụng đất và thời điểm bắt đầu sử dụng làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử đất....

Trình tự thực hiện                  

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân viết đơn xin xác nhận nguồn gốc đất có xác nhận của người am hiểu về thửa đất, có xác nhận của những hộ liền kề, giáp ranh và xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, trưởng xóm. Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, phường thị trấn.

Bước 2 : Cán bộ địa chính kiểm tra, phối hợp với Ban địa chính kiểm tra thửa đất, đo đạc, vẽ sơ đồ, sau đó cán bộ địa chính xác nhận đơn xin và trình Chủ tịch UBND xã xác nhận;

Bước 3: Trả hồ sơ cho người yêu cầu

Hồ sơ: (Số lượng hồ sơ: 01 bộ)

Đơn xác nhận nguồn gốc đất

Giấy tờ liên quan tới thửa đất

Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã, phường, thị trấn

Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

Kết quả: Văn bản xác nhận

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn nhà đất tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN