Luật sư tư vấn về nhà đất

luat-su-tu-van-ve-nha-datNăm 2008 sau khi đi bộ đội về, tôi có dựng một lều quán khoảng 40 m2 trên đất ruông gần suối của ông bà để lại (nhưng theo bản đồ 60/CP bây giờ thì lại là đất mặt nước do UBND phường quản lý. Cái này tôi không hiểu?). Tại thời điểm đó, tôi không bị nhắc nhở hay lập biên bản vi phạm nào cả.

Mãi đến sau này khoảng 1 năm UBND phường mới mời tôi lên cho làm cam kết. Vì nghĩ chỉ làm cho đủ thủ tục nên tôi làm cam kết khi nào nhà nước cần tôi sẽ tháo dỡ (mặc dù là đất của ông bà để lại nhưng tôi làm không phép nên phải chấp nhận). Đến năm 2015, cán bộ UBND phường lập biên bản tôi xây dựng không phép theo nghị định 121/2013/NĐ-CP và ban hanhd Quyết định khắc phục hậu quả. Tôi có trao đổi và có ý kiến: tôi không vi phạm nghị định 121/2013/NĐ-CP vì tôi làm đã lâu trong khi Nghị định này vừa ra đời. Theo tìm hiểu thì tôi vi phạm Nghị định 126/2009/NĐ-CP tại thời điểm đó. Đến nay nghị định này đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi 2 lần bằng nghị định 23/2009 và 121/2013.

Vậy mong Luật sư tư vấn cho tôi:

- Làm sao để tôi chứng minh đây là đất của ông bà để lại (tôi có hồ sơ thời chế độ cũ và xác nhận hiện tại của bà con gần đó)

- Việc lập biên bản đối với tôi theo nghị định 121/2013/NĐ-CP như vậy có đúng không?

- Con tôi nói rằng nhà nước phải lập biên bản cho tôi bởi nghị định 126/2004 nhưng tôi cho rằng nghị định này hết hiệu lực nên không thể lập vậy có đúng không.

- Tôi có thể hợp thức hóa lều quán của tôi không (tôi không vi phạm quy hoạch)

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật nhà đất giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn luật nhà đất như sau:

Biên bản vi phạm là văn bản ghi nhận sự việc vi phạm pháp luật. Biên bản được lập khi sự việc đang xảy ra. Việc xây dựng của bạn nếu có vi phạm thì cũng là hành vi vi phạm trước đó. Vì vậy, việc lập biên bản xác nhận một việc vi phạm cách đó nhiều năm là không đúng thủ tục luật định.

Việc xử lý vi phạm hành chính được quy định trình tự, thủ tục cụ thể, quy định thời hiệu xử phạt. Tuy nhiên, với biện pháp khắc phục hậu quả (buộc tháo dỡ công trình vi phạm) thì có thể thực hiện bất cứ khi nào mà không tính thời hiệu.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật nhà đất tốt nhất.TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”

------------

Câu hỏi tiếp theo:

xin cảm ơn sự tư vấn nhanh chóng của luật sư. nhưng bản thân tôi thấy thắc mắc là nếu biên bản đã lập sai thì việc ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với tôi cũng không đúng. Trường hợp của tôi theo tôi là không bị áp dụng khắc phục hậu quả. vì tôi vi phạm luật cũ đã không bị xử lý chứ tôi không vi phạm luật mới. nên bây giờ không thể lập biên bản với tôi (vì cái cũ đã hết hiệu lực mà cái mới thì tôi không vi phạm). kính mong luật sư quan tâm và giúp đỡ

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật nhà đất giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn luật nhà đất như sau:

Liên quan đến vấn đề thắc mắc của bạn, điều 6 luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

> Bạn vi phạm việc không xin phép xây dựng từ năm 2004 đến nay, do vây thời hiệu xử lý vi phạm hành chính phải được tính từ năm 2004 và 2 năm sau thì đã hết thời hiệu để lập biên bản xử phạt hành chính.

> Bạn có quyền khiều nại quyết định hành chính của cơ quan, đơn vị đã phê duyệt biên bản xử lý hành chính theo nguyên tắc khiếu nại quy định tại luật khiếu nại.

> Về việc bạn có đủ giấy tờ của chế độ cũ và xác nhận của hàng xóm khu vực bạn cư trú, theo điều 100, luật Đất đai 2013 bạn có thể xin cấp GCNQSDĐ tại UBND quận/ huyện nơi có bất động sản. Hơn nữa, luật xây dựng 2003 tại thời điểm bạn xây dựng không quy định bạn dựng lều quán, công trình nhà ở trên đất của mình phải xin phép. Do đó, nếu bạn xin được GNQSDĐ bây giờ thì bạn không cần phải tháo dỡ công trình trên đất, trừ trường hợp việc xây dựng của bạn lấn chiếm đất công.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật nhà đất tốt nhất.TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”