Góp tiền xây nhà có chia nhà được không
- Chi tiết
- Viết bởi Tư vấn nhà đất, làm sổ đỏ, tranh chấp đất đai
Sau khi góp tiền cùng người thân xây nhà, đến khi chia tài sản, hai bên có thể trừ nợ với nhau rồi chia theo di chúc hoặc chia thừa kế theo qui định tại điều 676 Bộ luật dân sự.
Bạn Thanh Hòa ở Nha Trang hỏi: Anh trai cùng cha khác mẹ với tôi được người bác nhận nuôi từ nhỏ, có đứng tên khai sinh. Cách đây hai năm, người bác mất, để lại cho anh một khoản tiền. Anh tôi chi ra 600 triệu để xây dựng lại nhà mẹ tôi và dọn về sống chung (nhà do ông ngoại để lại cho mẹ).
Tuy nhiên, trong thời gian sống cùng, anh tôi mắc nợ và nhờ mẹ đi vay 450 triệu đồng của ngân hàng để trả (mẹ tôi đứng tên vay tiền). Nay mẹ tôi muốn bán nhà, anh trai đưa ra điều kiện: Tiền bán nhà ngoài việc dùng trả nợ ngân hàng, trả lại cho anh ấy 600 triệu đồng, số còn lại chia làm 3 phần (mẹ, anh và tôi) và anh ấy sẽ ở riêng. Xin hỏi anh tôi đòi chia tài sản như vậy có đúng không? mong luật sư tư vấn nhà đất giúp Tôi.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn nhà đất như sau:
Bạn chưa nói rõ: ông bà ngoại bạn có giấy tờ sở hữu căn nhà chưa và trước khi mất ông bà ngoại có làm thủ tục tặng cho cho mẹ bạn chưa, hay có để lại di chúc cho mẹ bạn không và di chúc đó có hợp pháp không. Đồng thời, mối quan hệ giữa người bác với ông bà ngoại bạn có phải là quan hệ ruột thịt hay con nuôi hợp pháp không ... Tôi xin đưa ra các trường hợp sau:
1. Nếu căn nhà có giấy tờ sở hữu hợp pháp mang tên ông bà ngoại bạn và khi còn sống ông bà ngoại đã làm thủ tục tặng cho lại mẹ bạn theo đúng pháp luật, thì mẹ bạn là chủ sở hữu hợp pháp và có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt căn nhà.
2. Nếu căn nhà có giấy tờ sở hữu hợp pháp mang tên ông bà ngoại bạn và khi còn sống ông bà ngoại chưa làm thủ tục tặng cho và chưa lập di chúc để lại cho ai, thì lúc này căn nhà sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
3. Nếu anh trai là con nuôi hợp pháp của bác bạn và bác là con ruột/con nuôi hợp pháp của ông bà ngoại bạn và ông bà ngoại mất chưa để lại di chúc hợp pháp cho mẹ bạn, hoặc chưa tặng cho căn nhà cho mẹ bạn theo đúng pháp luật, thì anh bạn có thể được hưởng phần thừa kế mà bác bạn được hưởng từ ông bà ngoại bạn theo quy định của pháp luật.
Về số tiền mà anh của bạn bỏ ra xây dựng nhà và tiền nợ mà mẹ bạn trả thay, thì hai bên có thể cấn trừ nợ với nhau. Nếu hai bên không tự giải quyết được thì có thể nộp đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn thường trú để nhờ Tòa án phân xử.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn nhà đất tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- dịch vụ hợp thức hoá nhà đất
- dịch vụ làm sổ đỏ
- dịch vụ tách thửa quyền sử dụng đất
- giải quyết tranh chấp đất đai
- hợp thức hoá nhà đất
- khai nhận di sản thừa kế
- làm sổ đỏ nhanh nhất
- soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất
- tư vấn mua bán nhà đất
- tư vấn nhà đất
- xin giấy phép hoàn công
Thông tin luật mới nhất
- Con có quyền yêu cầu chia thừa kế đối với nhà đất của bố mẹ? (02/08/2013)
- Quyền thừa kế nhà đất khi không có di chúc (02/08/2013)
- Phân chia di sản thừa kế giữa anh em trong gia đình thế nào? (02/08/2013)
- Thủ tục đăng ký nhà đất là tài sản được thừa kế (02/08/2013)
- Như thế nào được coi là thừa kế, tặng bất động sản lần đầu? (02/08/2013)
Thông tin luật cũ hơn
- Di chúc thừa kế nhà không rõ ràng (26/07/2013)
- Chia thừa kế nhà giữa con chung, con riêng (26/07/2013)
- Khai nhận di sản thừa kế trước khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ (22/07/2013)
- Đòi lại phần di sản thừa kế được hưởng (22/07/2013)
- Vợ mất không để lại di chúc, muốn bán đất đứng tên chung tôi cần làm giấy tờ gì? (22/07/2013)
- Bố mẹ nuôi tôi không có con ruột đã mất, tôi và mẹ ruột có được thừa kế đất của bố nuôi không? (22/07/2013)
- Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (21/07/2013)
- Tặng bất động sản cho nhiều người, làm thủ tục tách sổ thế nào? (21/07/2013)
- Lập di chúc nhà chưa có giấy hồng? (18/07/2013)
- Quyền định đoạt đất (06/07/2013)