Thủ tục sang tên sổ đỏ, mua bán nhà đất?
- Chi tiết
- Viết bởi Tư vấn nhà đất, làm sổ đỏ, tranh chấp đất đai
Trước đây tôi có nhờ người quen đứng tên khi mua đất tại Hà Nội, giờ tôi muốn đứng tên quyền sử dụng đất thì phải làm thế nào? Việc mua bán nhà cần những thủ tục gì?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn nhà đất như sau:
Theo bản quy định ban hành kèm theo Quyết định số 158/2002/QĐ-UB ngày 25/11/2002 của UBND thành phố Hà Nội thì một trong các điều kiện để chuyển quyền sử dụng đất là bên được chuyển nhượng phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Thủ tục được tiến hành như sau:
1. Hồ sơ được lập gồm: Đơn đề nghị chuyển quyền sử dụng đất (theo mẫu), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (theo mẫu).
2. Hồ sơ ban đầu nộp tại phòng công chứng thành phố hoặc UBND quận, huyện nơi có đất chuyển nhượng. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nêu trên phải hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực.
3. Bên chuyển quyền và bên nhận quyền đến cơ quan thuế nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định. Cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ đã được công chứng, xác định các khoản thuế, lệ phí trong thời hạn 3 ngày và tổ chức thu theo quy định.
4. Bên nhận quyền sở hữu đất nộp toàn bộ hồ sơ, chứng từ đã được thực hiện theo các bước nói trên tại sở địa chính nhà đất (nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu do UBND thành phố cấp), hoặc tại UBND quận, huyện (nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND quận, huyện cấp) để làm thủ tục đăng ký trước bạ, sang tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Thủ tục cần thiết khi mua bán nhà:
Theo quy định tại điều 91, điều 93 và điều 94 Luật Nhà ở, nhà ở phải có các điều kiện sau đây mới được đưa vào các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở: Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật; không có tranh chấp về quyền sở hữu; không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Khi bán nhà, các bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thỏa thuận về mua bán nhà ở. Hợp đồng mua bán nhà ở phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau: tên và địa chỉ của các bên; mô tả đặc điểm của nhà ở; giá và phương thức thanh toán nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về giá; thời gian giao nhận nhà ở; quyền và nghĩa vụ của các bên; cam kết của các bên; các thỏa thuận khác; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký của các bên.
Giá mua bán nhà ở do các bên thỏa thuận. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá mua bán nhà ở thì không được vượt quá khung giá đó.
Hợp đồng mua bán nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của UBND xã đối với nhà ở tại nông thôn. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở cho bên mua tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực.
Ngoài ra, một trong các bên theo thỏa thuận thực hiện nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật. Bên mua có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn nhà đất tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Về việc bán, tặng, cho nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng? (25/10/2013)
- Việc chuyển nhượng nhà đất? (25/10/2013)
- Tài sản đã tặng cho người khác có phải là di sản thừa kế? (17/10/2013)
- Thời hạn của hợp đồng cho tặng nhà đất giữa cha mẹ và con cái? (17/10/2013)
- Di chúc bằng lời nói có hợp pháp không? (17/10/2013)
- Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế? (17/10/2013)
- Vợ hai có được thừa kế di sản của chồng? (16/10/2013)
- Những người không được hưởng thừa kế di sản (16/10/2013)
- Con ngược đãi cha mẹ, có quyền được hưởng thừa kế không? (16/10/2013)
- Quyền từ chối nhận phần di sản thừa kế (16/10/2013)