Tranh chấp đất thờ
- Chi tiết
- Viết bởi Tư vấn nhà đất, làm sổ đỏ, tranh chấp đất đai
Ông nội tôi đã mất (mất khi bố tôi còn nhỏ) . ông có 2 vợ.Bà cả và bà nội tôi.Bà cả có 3 người con. nhưng một người mất từ nhỏ. còn một người thị bị tàn tật. Chỉ có một bác trai cả lấy vợ lập nghiệp ở quê vợ và có 4 người con. Sau khi lấy vợ một thời gian thì bác cả đón bác gái bị tàn tật về ở cùng. Được mấy năm thì bác cả mất. Bác cả chỉ có một người con trai. Hiện nay anh đang nuôi bác gái bị tàn tật và bác dâu.
Khi ông nội tôi mất, bà nội tôi (bà hai) nuôi tất cả các con (kể cả con của bà cả vì bà cả cũng mất sớm).Bà tôi có 3 người con. Bác gái, bố tôi và cô tôi.Ông tôi mất để lại mảnh đât ở rộng 1 200 m2. Sổ đỏ mang tên bà nội tôi. Đất thì trồng cây ăn quả và chủ yếu là cây xoan.Khi bác cả lấy vợ, bác không lấy đất và về quê vợ ở. Bác xin hết xoan trong vườn về làm nhà ở quê vợ không lấy đất.
Từ trước, bà nội tôi một minh nuôi con và gánh vác cả phần thuế đất và tất cả các nghĩa vụ liên quan đến mảnh đất đó. Bác tôi từ khi xây nhà và ở hẳn trong quê vợ thì không đóng góp gì trong việc nộp thuế đất và nghĩa vụ khác.
Đến khi bà tôi già thì đến lượt bố tôi gánh vác nhiệm vụ đó.Bác tôi giờ cũng đã mất (cách đây 20 năm). Các anh chị của bác cả cũng rất ít khi về thăm bà tôi và thắp hương ông nội tôi.Đến những năm gần đây, đất bắt đầu có giá trị thì anh tôi và bác dâu tôi về đòi chia phần đất.Hiện nay, bà nội tôi vẫn còn sống.Tôi xin hỏi là bác tôi và anh tôi có được quyền đó không? và nếu phân chia theo pháp luật thì sẽ chia như thế nào ạ?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn nhà đất như sau:
Theo bạn cung cấp, xác định mảnh đất ở rộng 1.200 m2 là tài sản do ông nội để lại. Xác định ông nội có 05 người con(02 của bà cả - 03 của bà hai). Hiện nay người con trai của bác cả và bác dau yêu cầu phân chia đất.
Theo nguyên tắc quy định của pháp luật tôi có ý kiến nhu sau: Khi ông nội mất đi không để lại di chúc thì khối tài sản của ông nội được chia cho các hàng thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên đặt ra ở đây thứ nhất là thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế. Như thông tin bạn đọc cung cấp thì ông nội đã mất rất lâu rồi (từ khi bố em còn nhỏ). Thời hiệu khởi kiện cũng đã hết. Người con trai cả cũng đã mất từ lâu, không có yêu cầu chia di sản. Không sinh sống tại mảnh đất của ông bà, sinh sống ở quê vợ.
Vấn đề tiếp theo: Hàng thừa kế
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản
Theo quy định trên đây thì người bác dâu không có quyền yêu cầu chia tài sản thừa kế(không phải là con đẻ, không thuộc hàng thừa kế).
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống(cần xác định người con trai cả mất trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản - ông nội) để xem xét người cháu trai kia có quyền lợi liên quan gì đến tài sản do người ông để lại hay không.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn nhà đất tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tranh chấp mở lối đi riêng (05/11/2013)
- Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột (05/11/2013)
- Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế (25/10/2013)
- Tranh chấp đất đai bồi thường (25/10/2013)
- Hỏi đáp tranh chấp nhà đất (25/10/2013)
- Hòa giải tranh chấp đất đai (25/10/2013)
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (25/10/2013)
- Tranh chấp đất đai giữa mẹ chồng và con dâu (25/10/2013)
- Tư vấn giải quyết hợp đồng tranh chấp đất đai (25/10/2013)
- Tranh chấp khi mua đất bằng giấy tay (25/10/2013)