Tranh chấp đất đai khi chủ sổ đỏ đã mất

cap-phep-nha-moiXin chào luật sư, tôi có câu chuyện mong luật sư giải đáp giúp tôi.Ông bà tôi có 7 người con, bố tôi là con trai trưởng và ở với ông bà. Năm 2004 không may bố bị qua đời, từ đó đến nay đã 9 năm, mẹ con tôi vẫn ở vậy phụng sự ông bà, nhưng đến nay thì ông bà đã mất thì có một sự việc xảy ra.

 

Có một ông chú em của bố tôi trở về và có nói là ngày xưa chú ấy có gửi cho bố tôi 10 nghìn dola gửi tiết kiệm đứng tên tài khoản là bố tôi, bây giờ chú ấy muốn lấy lại, và chỉ đưa ra được một bức thư ngày xưa chú ấy viết và gửi cho bố để làm bằng chứng.

Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp này về lý thì tôi có phải trả cho chú ấy không. Và ông bà có một miếng đất đứng tên ông bà mà bọn tôi ở lâu giờ bây giờ chú đến lấy sổ đỏ cất đi,như vậy là đúng hay là sai ạ, và nếu chia nhau thi bọn tôi có được hưởng gì không ạ.

Sổ hộ khẩu thì đều có tên ông bà và bọn tôi, tôi rất mong sự trợ giúp của luật sư,vì giờ tôi đang có nguy cơ không có chỗ ở.

Vì dẫu sao tôi cũng là tộc trưởng, phải có chỗ để thờ cúng nữa.

Chào bạn !

TLLAW.VN xintư vấn nhà đất như sau:

Thứ nhất: Việc xác lập giữ tiền hộ giữa người bố và người chú căn cứ vào bức thư thì không đủ giá trị pháp lý để buộc bên giữ hộ phải có trách nhiệm thanh toán. Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh liên quan thì các bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết nhưng phải có căn cứ đầy đủ xác thực như: Giấy biên nhận tiền giữa hai bên, chứng từ sao kê chuyển khoản, nguồn gốc hình thành số tiền …

Trên thực tế với những việc như vậy các bên thường ứng xử với nhau bằng đạo đức. Trong trường hợp người chú có hành vi xâm phạm tính mạng sức khỏe hoặc tài sản thì có thể yêu cầu cơ quan công an cân thiệp giải quyết.

Thứ hai: Về nguồn gốc nhà đất là của ông bà, hồ sơ pháp lý đứng tên ông bà. Mặc dù ông bà không ở, cho con cháu ở nhiều năm.Tuy nhiên về mặt pháp lý ông bà là chủ sử dụng hợp pháp nhà đất. Nay ông bà đã mất thì tài sản đó sẽ được định đoạt theo di chúc của ông bà để lại, hoặc chia cho các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy chỉ có các hàng thừa kế của ông bà mới có quyền nhờ cơ quan công an can thiệp khi tài sản nhà đất, sổ đỏ bị người khác chiếm giữ.

Thứ ba: Vì nhà đất là của ông bà. Khi ông bà mất đi mà có để lại di chúc thì định đoạt theo đi chúc.

Trường hợp không có di chúc thì tài sản nhà đất của ông bà được chia cho các hàng thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật. Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Theo quy định này thì bạn(các cháu của ông bà) được hưởng phần di sản do người bố đã mất năm 2004 sau đó ông bà mới mất.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn nhà đất tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN