Cách giải quyết tranh chấp đất đai

cach-giai-quyet-tranh-chap-dat-daiTranh chấp đất đai là một trong những vấn đề thường hay xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Có rất nhiều mâu thuẫn dẫn đến vụ việc đáng không có này, nếu cứ để cho mọi thứ tiếp diễn thì xã hội sẽ trở nên hỗn loạn. Chính vì thế, việc đưa ra cách giải quyết tranh chấp đất đai dựa trên cơ sở pháp luật sẽ giúp cho mọi người nhìn nhận đúng hành động tranh chấp của mình là đúng hay sai, từ đó, đưa vụ việc trở về đúng với trạng thái mà vốn dĩ nó phải có.

 

Nguyên tắc để giải quyết tranh chấp đất đai

Khi giải quyết tranh chấp đất đai cần dựa trên nguyên tắc cơ bản sau:

- Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

- Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.

- Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Tranh chấp đất đai và cách giải quyết

Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 đã khắc phục, giải quyết được nhiều tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003. Theo đó, khi xảy ra sự việc tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết qua các thủ tục sau: Thủ tục hòa giải, thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cũng được quy định rõ tại đây.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Thủ tục hành chính giải quyết tranh chấp đất đai

Tại Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 nhưng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là khởi kiện dân sự thì vụ việc do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật nhà đất tốt nhất.TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”