Thủ tục tách sổ hồng như thế nào khi có chung chủ quyền?

so-hong-tach-thuaHiện nay rất nhiều hộ gia đình sử dụng sổ hồng chung chủ quyền, dưới đây là 1 trường hợp khách hàng đã đặt câu hỏi về vấn đề tách sổ hồng khi có chung chủ quyền.

Vợ chồng anh tôi tặng cho riêng tôi (đã có gia đình) một nửa diện tích đất nhà ở 74,4m2 (nhà trong hẻm thứ 2, ở phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM).

Thực tế vợ chồng anh tôi đang ở trên căn nhà với diện tích đất 4x9,3m (cộng với căn nhà đã sửa lại một trệt và một tầng đúc giả 4x9,3m).

 

Còn vợ chồng tôi ở trên diện tích đất 4x9,3m (cộng với nhà ở một trệt và một lửng gỗ 4x5m). Tôi và vợ chồng anh tôi cùng đứng tên trên giấy tờ sổ hồng (quyền sở hữu nhà ở đất ở) trên tổng diện tích 74,4m2 (tức tôi được một nửa trong tổng diện tích đất nhà ở 74,4m2, vợ chồng anh tôi được một nửa trên tổng diện tích đất nhà ở 74,4m2).

Bây giờ tôi xin giấy phép xây dựng nhà trên diện tích 4x9,3m mà tôi đang ở với một trệt, một lửng, một tầng có được không? Sau khi xây dựng xong, tôi có được tách sổ hồng trên diện tích tôi đã xây dựng không?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn nhà đất như sau:

Như bạn trình bày, anh bạn đã tặng cho riêng bạn một nửa tổng diện tích đất nhà ở của 74,4m2. Bạn hoàn toàn có quyền xây dựng trên phần diện tích đất mà bạn được tặng cho và có quyền sử dụng (vì bạn đang đứng tên cùng với vợ chồng anh bạn trên sổ hồng). Như vậy, sau khi xin giấy phép xây dựng, bạn hoàn toàn có quyền xây dựng nhà trên diện tích đất bạn được tặng cho.

Việc tách sổ hồng được quy định cụ thể tại khoản 1, điều 3 quyết định 19/2009/QĐ-UBND ngày 25-2-2009 của UBND TP.HCM quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa. Theo đó, tại quận Thủ Đức, diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa đối với:

- 80m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 5m (đất ở chưa có nhà);

- 50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m (đất có nhà hiện hữu).

Quy định diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa nêu trên không áp dụng cho các trường hợp sau:

(i) Tách thửa trước ngày quyết định 19/2009/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành (trước ngày 7-3-2009) có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định;

(ii) Các thửa đất đang sử dụng trước ngày 25-2-2009 (ngày ban hành quyết định 19/2009/QĐ-UBND);

(iii) Các trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng đất đã được công chứng, chứng thực hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép tách thửa trước ngày 7-3-2009 (ngày quyết định 19/2009/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành).

Hoặc nếu gia đình bạn thuộc trường hợp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì theo quy định tại điều 4: “Những trường hợp hộ gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc khi thừa kế, hòa giải tranh chấp, có nhu cầu tách thửa, UBND quận, huyện căn cứ quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị, điều kiện để hợp khối, cảnh quan khu vực và quy chuẩn xây dựng để giải quyết (nhưng diện tích tối thiểu của các thửa đất hình thành không nhỏ hơn 25m2 đối với trường hợp đất ở)”...

Như vậy, bạn tham khảo những trường hợp nêu trên xem bạn có đủ điều kiện để tách thửa hay không, nếu không bạn chỉ có thể cùng đứng tên chung trên sổ hồng với vợ chồng anh bạn, không được tách thửa và cấp giấy chứng nhận cho riêng mình.

Tuy nhiên, pháp luật cũng ghi nhận đối với trường hợp thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (nghị định số 88 ngày 19-10-2009 của UBND TP.HCM).

Như vậy, bạn và anh bạn cũng có thể được cấp riêng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không nhất thiết phải tách thửa.

 

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn nhà đất tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN